Tôi sinh ra làm ngưòi Việt Nam, điều này không thay đổi được! Có muốn thay đổi cũng phải chờ đến ngày mãn kiếp theo nhân quả rồi chờ ..... đầu thai!!! Quá khứ, lịch sử của dân tộc tôi, giầu hay nghèo, vinh hay nhục, tôi cũng không làm khác hơn được. Nhưng tôi và thế hệ của tôi, những nhân tố hiện tại, có khả năng thay đổi hiện trạng của đất nưóc mình, dân tộc mình theo nguyện vọng của mình, nhục trở nên vinh, vinh xuống thành nhục, cũng như giầu mạnh hay nghèo khó, được tự do hay bị kềm kẹp, được tôn trọng hay bị nô lệ v.v tất cả là trách nhiệm và quyền hạn của thế hệ này, hôm nay, tự lo liệu lấy.
Với tôi quá khứ lịch sử của gia đình, của dân tộc, dẫu thế nào đi nữa, cũng cho tôi giá trị tinh thần tích cực. Vì nếu quá khứ thua thiệt, nghèo khó, xấu xa, lịch sử quá khứ sẽ là tấm bản đồ chỉ dẫn những cặm bẩy, hố thẳm của sai lầm để thế hệ của tôi né tránh mà vươn lên cho bằng ngưòi . Nếu quá khứ giầu mạnh, oai hùng vẻ vang, lịch sử quá khứ sẽ là những bài học nhắc nhở gìn giữ cho thế hệ tôi phải tài bồi thêm chứ không được làm mất mát, hay điếm nhục gia đình, xã tắc.
Vì thế, tôi không có cái thói quen tự hào xuông về quá khứ tốt đẹp, oai hùng, để khỏa lấp, an phận hèn mọn với thực tại nghèo nàn trống rỗng của mình. Càng không có cái thói xấu lôi cổ cha ông tổ tiên ra để mà bắt ăn năn, đổ vấy tội tình, lý giải cho sự ngu độn tối dạ, bất lực, hèn kém thua thiệt của hiện trạng đời mình, thế hệ mình! Trách nhiệm thời đại này là của tôi, của thế hệ chúng tôi.
Cho nên những ngày tháng kỷ niệm anh linh tiền nhân, anh thư, anh hùng không chỉ là những lúc cảm tạ tiền nhân theo tinh thần đạo lý nhân bản Việt Nam, mà còn là những bài học nhắc nhở cho việc giải quyết vấn nạn hôm nay.
Tôi vẫn nghĩ đến ngưòi xưa trong những ngày kỷ niệm với tinh thần như thế. Nghĩ đến sự tận tâm, tận lực làm tròn nhiệm vụ của thế hệ họ với đất nước với dân tộc, với xã hội thời của họ, một cách bình thản và tự tin, cương quyết mà bao dung. Rồi soi bóng để nhận chân về hiện trạng việc làm của thế hệ mình ngày hôm nay.
Soi bóng rồi nhìn nhận xem bản thân mình, thế hệ mình có thể hiện hết khả năng trách nhiệm hay chưa? Hay chỉ là một lũ bất mục, phá gia, tán quốc chi tử. Ðồng bào anh chị em một nhà, một tổ một tiên, cùng một giòng máu, có thương mến bao dung cho nhau, có cùng nhau chung sức tài bồi? hay lại hư đốn, hận thù chém giết nhau không biết ngán?
Cái hoài bảo, chí hướng " Tôi muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp làn sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, quét sạch bờ cõi để cứu dân ra khỏi cơn đắm đuối. Chứ không thèm bắt chước người đời, cúi đầu cong lưng làm tì thiếp cho người ta" (Bà Triệu). Có còn nuôi chí ấp ủ? Hay hoài bảo một đời là thấp thỏm làm sao "được may mắn đi khỏi đất nước, may mắn ra đến ngoài này", để rồi cũng chỉ đến mức mơ được đi nằm ngủ hiên ngưòi, còn không, thì cũng chỉ mơ mộng đưọc nắm gấu quần, gấu áo ngưòi ta.
Bởi thế khi nhìn lại đất nước mình, đồng bào mình, bản thân mình, có những lúc đã không cầm được nưóc mắt... Làm sao có thể cầm được giọt nưóc mắt đắng cay của tình "đồng bào", của cái nghĩa cùng chung một bọc trăm trứng, nở trăm con, khi nhìn lại thế hệ của mình mà so vói những ngưòi dân Nam Phi. Họ là những dân tộc trắng, đen, vàng đỏ, không cùng giòng máu mầu da! Họ chiếm đóng, nô lệ, chém giết, hành hạ, khinh bỉ nhau một thời cả mấy trăm năm ! Thế mà ngưòi ta đã ngồi lại để hòa giải cùng nhau, cùng đưa ông da đen "nổi loạn" Neo-sơn-man-đa-la lên làm tổng thống. Sau đó ngưòi ta đã không nặn óc vắt tim tìm cách trả thù nhau cho hả, mà còn đồng lập ra một ủy ban hòa giải để nạn nhân và tội đồ trong quá khứ gần xa, thẳng thắn, chân thật đối mặt nhau mà nói về dĩ vãng đầy tội ác và đau khổ của nhau ... chứ không phải để chì chiết, trả thù nhau... mà để hòa giải tha thứ cho nhau! ngưòi ta có đè đầu cắt cổ nhau, chì chiết nhau như chúng mình đâu?
Có phải chúng ta gọi nhau là đồng bào không nhỉ? Mà tại sao lại gọi nhau là đồng bào nếu không phải vì chúng ta được cưu mang trong cùng một bào thai trăm trứng, uống cùng một giòng sữa Âu Cơ, cùng khởi từ cái nôi Ngũ Lĩnh?
Thế mà hôm nay, thời gian đã qua hơn nửa thế kỷ, nhân danh một chủ nghĩa không tưởng, chúng ta thẳng tay giết anh em đồng bào mình, ăn cướp nhân quyền nhân phẩm của đồng bào mình, cai trị đồng bào mình tàn độc, khốn nạn hơn cả thực dân ngưòi ngoài.
Chúng ta đôi lúc đã tối dạ lừa bịp con em mình, tự hào xuông về quá khứ dân tộc, hãnh diện kệch cỡm về trí tuệ của Việt Nam mà nhìn các dân tộc láng giềng với lòng khinh mạn. Chúng ta, thế hệ trẻ hôm nay có xấu hổ hay không? khi nhìn thấy thanh niên Cao Miên can đảm biểu tình phản đối tội bán nưóc của chế độ cầm quyền Hun Sen? Trong khi tuổi trẻ Việt Nam im lìm cúi mặt khi CSVN bán nưóc cho Trung Quốc! Hay là chúng ta, thế hệ trẻ hôm nay, đồng lõa với Hun Sen, vì Hun Sen bán nưóc cho CSVN? Và CSVN bán nưóc cho Trung Quốc là lẽ "đồng chí hữu nghị thường tình"?
Nếu chúng ta và thế hệ của chúng ta không giải quyết được vấn nạn của thời đại mình mà cứ mãi viền quạnh cái hào quang khóa khứ thì những ngày kỷ niệm tiền nhân kia của chúng ta còn có ý nghĩa gì?
"Thế hệ trẻ Việt Nam phải được tạo điều kiện để nối tiếp những giá trị và nền tảng của cha anh chứ không thể là những người phải dọn dẹp những đống rác của lịch sử trên đường đi của Dân Tộc."
Nếu hiện tại của chúng ta không được thừa hưởng điều kiện để nối tiếp giá trị và nền tảng của cha anh, mà phải dọn dẹp những đống rác của lịch sử trên đường đi của Dân Tộc, thì cũng phải đành mà làm! Vì đây cũng chính là quyền tự do chọn lựa thái độ, và trách nhiệm của thế hệ mình hôm nay, là phải dốc tâm dốc sức quét dọn đống rác lịch sử để tự tạo điều kiện cho chính thế hệ mình nối tiếp những giá trị nền tảng của cha anh. Vì chính ý chí và hành động trách nhiệm này, là giá trị và nền tảng của cha anh Việt Nam. Tự tại, tự chủ, tự túc tự cường để có tự do đích thực.
Không ai làm, thì mình phải làm! Ðã không ai làm, mình cũng không làm, thì mong ai làm cho đây?