Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

ĐẤT NƯỚC - TÔI VÀ CÁC BẠN

Ngưòi ta sinh ra đời, chẳng ai được quyền chọn lựa mẹ cha, cũng không có ai đưọc quyền chọn lựa dân tộc giòng máu. Sinh vào nhà nào, làm con ai, sinh vào đất nưóc nào, mang giòng máu dân tộc nào v.v nó ngoài sự định đoạt của cá nhân con ngưòi. Gia đình ấy, dân tộc ấy của mình dĩ nhiên là có những quá khứ, di sản cả xấu lẫn tốt cả hay lẫn đẹp. Mình vui vẻ được quyền thụ hưởng di sản, lợi lộc tốt đẹp, thì cũng phải gánh trách nhiệm chịu nỗi niềm xấu xa, nợ nần ân oán. Mình không thể gạn lọc chỉ nhận cái lợi, cái hay, cái đẹp, còn cái dở, cái xấu, cái ân oán thì chối bỏ, hoặc đổ vấy cho ngưòi xưa. Quyền lợi và trách nhiệm của hiện tại kế thừa là như thế. Nhưng hẳn nhiên, quá khứ góp phần tạo nên hiện tại, nhưng không quyết định hiện tại và càng không quyết định tạo dựng tương lai.

Tôi sinh ra làm ngưòi Việt Nam, điều này không thay đổi được! Có muốn thay đổi cũng phải chờ đến ngày mãn kiếp theo nhân quả rồi chờ ..... đầu thai!!! Quá khứ, lịch sử của dân tộc tôi, giầu hay nghèo, vinh hay nhục, tôi cũng không làm khác hơn được. Nhưng tôi và thế hệ của tôi, những nhân tố hiện tại, có khả năng thay đổi hiện trạng của đất nưóc mình, dân tộc mình theo nguyện vọng của mình, nhục trở nên vinh, vinh xuống thành nhục, cũng như giầu mạnh hay nghèo khó, được tự do hay bị kềm kẹp, được tôn trọng hay bị nô lệ v.v tất cả là trách nhiệm và quyền hạn của thế hệ này, hôm nay, tự lo liệu lấy.

Với tôi quá khứ lịch sử của gia đình, của dân tộc, dẫu thế nào đi nữa, cũng cho tôi giá trị tinh thần tích cực. Vì nếu quá khứ thua thiệt, nghèo khó, xấu xa, lịch sử quá khứ sẽ là tấm bản đồ chỉ dẫn những cặm bẩy, hố thẳm của sai lầm để thế hệ của tôi né tránh mà vươn lên cho bằng ngưòi . Nếu quá khứ giầu mạnh, oai hùng vẻ vang, lịch sử quá khứ sẽ là những bài học nhắc nhở gìn giữ cho thế hệ tôi phải tài bồi thêm chứ không được làm mất mát, hay điếm nhục gia đình, xã tắc.

Vì thế, tôi không có cái thói quen tự hào xuông về quá khứ tốt đẹp, oai hùng, để khỏa lấp, an phận hèn mọn với thực tại nghèo nàn trống rỗng của mình. Càng không có cái thói xấu lôi cổ cha ông tổ tiên ra để mà bắt ăn năn, đổ vấy tội tình, lý giải cho sự ngu độn tối dạ, bất lực, hèn kém thua thiệt của hiện trạng đời mình, thế hệ mình! Trách nhiệm thời đại này là của tôi, của thế hệ chúng tôi.

Cho nên những ngày tháng kỷ niệm anh linh tiền nhân, anh thư, anh hùng không chỉ là những lúc cảm tạ tiền nhân theo tinh thần đạo lý nhân bản Việt Nam, mà còn là những bài học nhắc nhở cho việc giải quyết vấn nạn hôm nay.

Tôi vẫn nghĩ đến ngưòi xưa trong những ngày kỷ niệm với tinh thần như thế. Nghĩ đến sự tận tâm, tận lực làm tròn nhiệm vụ của thế hệ họ với đất nước với dân tộc, với xã hội thời của họ, một cách bình thản và tự tin, cương quyết mà bao dung. Rồi soi bóng để nhận chân về hiện trạng việc làm của thế hệ mình ngày hôm nay.

Soi bóng rồi nhìn nhận xem bản thân mình, thế hệ mình có thể hiện hết khả năng trách nhiệm hay chưa? Hay chỉ là một lũ bất mục, phá gia, tán quốc chi tử. Ðồng bào anh chị em một nhà, một tổ một tiên, cùng một giòng máu, có thương mến bao dung cho nhau, có cùng nhau chung sức tài bồi? hay lại hư đốn, hận thù chém giết nhau không biết ngán?

Cái hoài bảo, chí hướng " Tôi muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp làn sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, quét sạch bờ cõi để cứu dân ra khỏi cơn đắm đuối. Chứ không thèm bắt chước người đời, cúi đầu cong lưng làm tì thiếp cho người ta" (Bà Triệu). Có còn nuôi chí ấp ủ? Hay hoài bảo một đời là thấp thỏm làm sao "được may mắn đi khỏi đất nước, may mắn ra đến ngoài này", để rồi cũng chỉ đến mức mơ được đi nằm ngủ hiên ngưòi, còn không, thì cũng chỉ mơ mộng đưọc nắm gấu quần, gấu áo ngưòi ta.

Bởi thế khi nhìn lại đất nước mình, đồng bào mình, bản thân mình, có những lúc đã không cầm được nưóc mắt... Làm sao có thể cầm được giọt nưóc mắt đắng cay của tình "đồng bào", của cái nghĩa cùng chung một bọc trăm trứng, nở trăm con, khi nhìn lại thế hệ của mình mà so vói những ngưòi dân Nam Phi. Họ là những dân tộc trắng, đen, vàng đỏ, không cùng giòng máu mầu da! Họ chiếm đóng, nô lệ, chém giết, hành hạ, khinh bỉ nhau một thời cả mấy trăm năm ! Thế mà ngưòi ta đã ngồi lại để hòa giải cùng nhau, cùng đưa ông da đen "nổi loạn" Neo-sơn-man-đa-la lên làm tổng thống. Sau đó ngưòi ta đã không nặn óc vắt tim tìm cách trả thù nhau cho hả, mà còn đồng lập ra một ủy ban hòa giải để nạn nhân và tội đồ trong quá khứ gần xa, thẳng thắn, chân thật đối mặt nhau mà nói về dĩ vãng đầy tội ác và đau khổ của nhau ... chứ không phải để chì chiết, trả thù nhau... mà để hòa giải tha thứ cho nhau! ngưòi ta có đè đầu cắt cổ nhau, chì chiết nhau như chúng mình đâu?

Có phải chúng ta gọi nhau là đồng bào không nhỉ? Mà tại sao lại gọi nhau là đồng bào nếu không phải vì chúng ta được cưu mang trong cùng một bào thai trăm trứng, uống cùng một giòng sữa Âu Cơ, cùng khởi từ cái nôi Ngũ Lĩnh?

Thế mà hôm nay, thời gian đã qua hơn nửa thế kỷ, nhân danh một chủ nghĩa không tưởng, chúng ta thẳng tay giết anh em đồng bào mình, ăn cướp nhân quyền nhân phẩm của đồng bào mình, cai trị đồng bào mình tàn độc, khốn nạn hơn cả thực dân ngưòi ngoài.

Chúng ta đôi lúc đã tối dạ lừa bịp con em mình, tự hào xuông về quá khứ dân tộc, hãnh diện kệch cỡm về trí tuệ của Việt Nam mà nhìn các dân tộc láng giềng với lòng khinh mạn. Chúng ta, thế hệ trẻ hôm nay có xấu hổ hay không? khi nhìn thấy thanh niên Cao Miên can đảm biểu tình phản đối tội bán nưóc của chế độ cầm quyền Hun Sen? Trong khi tuổi trẻ Việt Nam im lìm cúi mặt khi CSVN bán nưóc cho Trung Quốc! Hay là chúng ta, thế hệ trẻ hôm nay, đồng lõa với Hun Sen, vì Hun Sen bán nưóc cho CSVN? Và CSVN bán nưóc cho Trung Quốc là lẽ "đồng chí hữu nghị thường tình"?

Nếu chúng ta và thế hệ của chúng ta không giải quyết được vấn nạn của thời đại mình mà cứ mãi viền quạnh cái hào quang khóa khứ thì những ngày kỷ niệm tiền nhân kia của chúng ta còn có ý nghĩa gì?



"Thế hệ trẻ Việt Nam phải được tạo điều kiện để nối tiếp những giá trị và nền tảng của cha anh chứ không thể là những người phải dọn dẹp những đống rác của lịch sử trên đường đi của Dân Tộc."




Nếu hiện tại của chúng ta không được thừa hưởng điều kiện để nối tiếp giá trị và nền tảng của cha anh, mà phải dọn dẹp những đống rác của lịch sử trên đường đi của Dân Tộc, thì cũng phải đành mà làm! Vì đây cũng chính là quyền tự do chọn lựa thái độ, và trách nhiệm của thế hệ mình hôm nay, là phải dốc tâm dốc sức quét dọn đống rác lịch sử để tự tạo điều kiện cho chính thế hệ mình nối tiếp những giá trị nền tảng của cha anh. Vì chính ý chí và hành động trách nhiệm này, là giá trị và nền tảng của cha anh Việt Nam. Tự tại, tự chủ, tự túc tự cường để có tự do đích thực.

Không ai làm, thì mình phải làm! Ðã không ai làm, mình cũng không làm, thì mong ai làm cho đây?

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

NHỮNG ĐỨA CON NGOAN

12/10/2011
Hôm nay mình đọc báo Dân trí(ra ngày 5/11/2011) đăng một bài văn với tựa đề: Bài văn lạ của một học trò nghèo trường AMS hà nội,thực sự là một nỗi trăn trở ưu tư ,lắng đọng mà sâu sắc,cảm nhận của một học trò con nhà nghèo về tiền ,từ tiền xuy ra nhiều thứ.với riêng mình cảm nhận về bài viết rất thật này là những giọt nước mắt xúc động và muốn nói thật nhiều với cậu học trò : cháu là một con người lớn trước tuổi,có cá tính,biết nhìn cuộc sống ,để có trách nhiệm với cuộc sống,thật tự hào vì có những người con như thế,sự so sánh nào cũng khập khiễng,nhưng con nhà mình lớn lên trong sự đảm bảo vật chất ,điều kiện g/đ,môi trừơng cộng đồng ,tất tần tật đều tương đối ổn,vì vậy chúng chưa (chưa chứ không nói là không)cảm nhận được những điều cha mẹ mong mỏi,đó là biết yêu thương sẻ chia với những mảnh đời bất hạnh(già Hoàn ,chị Bảy là một ví dụ) đồng cảm với nỗi đau người khác,nhìn những gương vượt khó để thấy mình ra sao,có cái nhìn vị tha độ lượng với xung quanh,cái tôi ai cũng có nhưng đừng lớn quá,phải phù hợp với từng lúc từng nơi,từng đối tượng.sống nhân văn hơn ,hòa nhập với xung quanh .trong hai đứa con thì Đức Anh là người có tố chất của một người hòa đồng,biết giao tiếp,dễ gần.còn Ninh điều đó ẩn chứa trong lòng,một người sống có thiên hướng nội tâm.mình muốn thay đổi đôi chút điều đó mà chưa được: ví dụ các công việc trong họ mạc ,gần như là không có con tham gia ,vì một là bận học,hai là ngại giao tiếp khi không quen mọi người và môi trường có không khí cộng đồng như vậy.bảo con nên đi ra đây ra đó ,bác này bác kia,khó như là bảo con làm việc gì đó quá gian nan ,ít hy vọng thành công.mà thực ra chỉ cần đến và hành động như mọi người thôi.nhưng giang sơn dễ chuyển ,bản tính khó dời là vậy, chỉ có thể thay đổi đôi lúc,còn bản chất vẫn giữ nguyên thôi.
Một bài văn tả thật về hoàn cảnh gia đình của cậu học trò nghèo đã làm các bậc cha mẹ nhìn thấy nhiều điều và rất cảm xúc…….


Chủ Nhật, 06/11/2011 - 07:02

Hà Nội:
Bài văn lạ của học trò nghèo gây “sốc” với giáo viên trường Amr đọc xong mình thấy ấn tượng quá ,chợt xuy nghĩ ,lien tưởng dến các con mình ………………
(Dân trí) - “Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à ?”.

Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ ?” .




Trên đây là bài văn của học trò Nguyễn Trung Hiếu, hiện là học sinh lớp 11 chuyên lý, trường trường Ams (THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam). Bài văn “lạ” trước hết bởi đề bài văn nghị luận cô giao là “Nêu quan điểm của anh (chị) về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống”, thay vì trình bày chung các quan điểm thì Hiếu đã lấy ngay câu chuyện thật đang phải trải qua của gia đình mình để nhìn nhận, phân tích vai trò của đồng tiền.
Bài văn của em đã lật tung quan niệm bấy lâu nay của nhiều người coi trường Ams là trường “của con nhà giàu” (!?). Nhìn cách tiêu xài hay xe cộ sử dụng để đến trường của một bộ phận học sinh trường Ams, rất nhiều người cứ nhầm tưởng như thế. Chỉ những thày cô giáo đang công tác ở trường Ams mới hiểu rõ đó là ngộ nhận. Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam là nơi quy tụ các học sinh giỏi, còn trong hàng nghìn học sinh đang theo học ở trường cũng có rất nhiều hoàn cảnh, số phận. Và trường hợp em Nguyễn Trung Hiếu là một ví dụ.
Tuy nhiên, bài văn của Hiếu cũng đã gây “sốc” với ngay chính nhiều thày cô đang giảng dạy tại trường bởi hoàn cảnh của gia đình em. Và hơn thế, các thày cô rất khâm phục ý chí nghị lực của cậu học trò nghèo nhưng học giỏi này. Hiếu chưa nằm trong tốp học sinh xuất sắc của trường, nhưng cũng là một học sinh khá thông minh. Năm học vừa qua em đã đoạt giải nhì trong kì thi Olympic vật lí và cuối năm được cô giáo chủ nhiệm nhận xét trong học bạ là học sinh học giỏi đều các môn học.
Đến thăm gia đình em mới thấy hoàn cảnh gia đình quả rất khó khăn. Mẹ Hiếu (chị Nguyễn Thị Hạnh) bị suy thận mãn tính nặng phải chạy thận đã 8 năm. Bố Hiếu (anh Nguyễn Xuân Sơn) sức khỏe kém, theo bà nội em kể thì bố em từ nhỏ bị viêm tai giữa, đến khi phát hiện máu chảy ra đằng tai mới cho đến bệnh viện thì đã muộn, bác sĩ nói đã “ăn vào não” và để lại di chứng là trí nhớ và sức khỏe bị giảm sút, không có khả năng lao động. Bà nội Hiếu đã cao tuổi mắt lòa. Mọi chi tiêu cho 5 người trong gia đình Hiếu ở giữa Hà Nội trong thời buổi giá cả leo thang đều chủ yếu trông chờ ở số lương hưu ít ỏi của ông nội em - một cựu quân nhân hiện đang ốm nằm liệt giường …
Cảm thông với gia cảnh của em, Ban giám hiệu nhà trường đã phát động phong trào “Nhà giáo trường Ams đỡ đầu cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt”. Sau một tháng triển khai, tính đến trung tuần tháng 10/2011, ban vận động đã nhận quyên góp và chuyển tới em Nguyễn Trung Hiếu số tiền là 12,9 triệu đồng và một bộ laptop. Ngoài ra, để có nguồn tài chính ổn định và giúp em Hiếu có điều kiện học tập nâng cao trình độ các thày cô còn có hình thức chia sẻ phong phú khác như trích lương “tặng hàng tháng” cho em Hiếu 450 ngàn đồng; thày Nguyễn Trọng Tuấn nguyên hiệu phó nhà trường cam kết cho em Hiếu vay hàng tháng 500 ngàn đồng cho đến khi học hết lớp 12; còn cô Nguyễn Thúy Hằng giáo viên toán thì tặng em một suất học bổng cho tất cả các môn học ở trung tâm “Học mãi”… Hiện nay cuộc vận động vẫn tiếp tục được triển khai.
Nguyễn Trung Hiếu cho biết em rất xúc động trước tình cảm các thày cô dành cho em và gia đình. Em không còn phải nhịn ăn sáng để đi học nữa. Em tự hứa sẽ thật cố gắng để giành thành tích cao hơn trong học tập nhằm vượt lên số phận và để ngày mai lập nghiệp, không phụ lòng mong mỏi của các thày cô, của gia đình …
Vũ Quốc Lịch
(Giáo viên trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam)
*Dưới đây là bài văn của Hiếu đã gây “sốc” với giáo viên trường THPT Hà Nội - Amsterdam.
Thư gửi mẹ.
Mẹ thân yêu của con !
“Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à ?”. Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ ?” .
Mẹ ơi, những lúc ấy mẹ đang giận nên con không dám cãi lại. Nhưng giờ đây con muốn được bày tỏ lòng mình rằng tại sao con lại có những suy nghĩ, hành động kì lạ như vậy. Vâng, tất cả là vì tiền. Chỉ đến tận bây giờ con mới nhận ra cả một quãng thời gian dài trước đó con đã non nớt, ngây thơ biết chừng nào khi nghĩ về tiền. Cách đây 8 năm bệnh viện đã chuẩn đoán mẹ bị suy thận mãn tính độ 4 (độ cao nhất về suy thận). 8 năm rồi nhà ta đã sống trong túng thiếu bần hàn, vì bố mẹ không kiếm được nhiều tiền lại phải dành tiền cho mẹ đi chạy thận. Nhưng bố mẹ vẫn cho con tất cả những gì có thể, và cậu bé học trò như con cứ vô tư đâu biết lo gì.
Hồi học tiểu học, tiền bạc đối với con là một cái gì đó rất nhỏ, nó là những tờ giấy với đủ màu có thể dùng để mua cái bánh, cái kẹo, gói xôi hay cái bánh mì … Con đâu có ngờ tiền chính là yếu tố quyết định sinh mạng mẹ mình, là thứ bố mẹ phải hàng ngày chắt bóp và bao người thân gom góp lại để trả cho từng ca lọc máu cho mẹ tại bệnh viện Bạch Mai, là thứ càng làm mẹ thêm đau đầu suy nghĩ khi mẹ buộc phải nghỉ việc làm vì điều kiện sức khỏe không cho phép.
Rồi đến khi con học lớp 8, mẹ càng ngày càng yếu và mệt, phải tăng từ 2 lên 3 lần lọc máu/ tuần. Những chỗ chích ven tay của mẹ sưng to như hai quả trứng gà, nhiều hôm máu thấm ướt đẫm cả tấm băng gạc. Do ảnh hưởng từ suy thận mà mẹ còn bị thêm viêm phổi và suy tim. Rồi ông lại bị ốm nặng, bố phải nghỉ việc ở nhà trông ông, nhà mình vì thế càng trở nên túng quẫn, mà càng túng thì càng khổ hơn. Tờ một trăm ngàn hồi ấy là một thứ gì đó xa xỉ với nhà mình. Cũng từ dạo ấy, đầu óc non nớt của con mới dần vỡ lẽ ra rằng tiền bạc chính là mồ hôi, nước mắt, là máu (theo đúng nghĩa đen của nó, vì có tiền mới được chạy thận lọc máu mà) và bao nỗi niềm trăn trở lo lắng của bố và mẹ.
Hôm trước con có hỏi quan điểm của mẹ về tiền bạc thế nào để con có thêm ý viết bài làm văn nghị luận cô giao. Mẹ hơi ngạc nhiên vì câu hỏi đường đột ấy. Rồi mẹ chỉ trả lời với 3 từ gọn lỏn “Mẹ ghét tiền”. Nếu con còn thơ dại như ngày nào, hay như một người ngoài nào khác thì chắc con đã ngạc nhiên lắm. Nhưng giờ đây con cũng đồng ý với mẹ : con cũng ghét tiền. Bởi vì nó mà mẹ phải mệt mỏi rã rời sau mỗi lần đi chạy thận. Mẹ chạy thận 3 lần mỗi tuần, trước đây bố đưa đón mẹ bằng xe đạp nhưng rồi mẹ bảo đi thế khổ cả hai người mà còn phải chờ đợi mất ngày mất buổi của bố nữa nên mẹ chuyển sang đi xe ôm. Nhưng đi xe ôm mất mỗi ngày mấy chục, tốn tiền mà lại chẳng kiếm đâu ra, mẹ quyết định đi xe buýt. Mỗi khi về nhà, mẹ thở hổn hển, mẹ lăn ra giường lịm đi không nói được câu gì. Con và bố cũng biết là lúc ấy không nên hỏi chuyện mà nên để yên cho mẹ nghỉ ngơi. Tám năm rồi, tám năm chứng kiến cảnh ấy nhưng con vẫn chưa bao giờ có thể quen được. Con chỉ biết đứng từ xa nhìn mẹ, và nghiến răng ước “giá như có dăm chục ngàn cho mẹ đi xe ôm thì đâu đến nỗi !”.
Con bỗng ghét, thù đồng tiền. Con bỗng nhớ hồi trước, khi mẹ vẫn nằm trong viện. Ba người bệnh chen chúc chung nhau một chiếc giường nhỏ trong căn phòng bệnh ngột ngạt và quá tải của bệnh viện Bạch Mai. Con đã ngây thơ hỏi mẹ “Sao mẹ không vào phòng bên kia, ở đấy mỗi người một giường thoải mái lại có quạt chạy vù vù, có tivi nữa ?”. Mẹ chỉ nói khẽ “cha tổ anh. Đấy là phòng dịch vụ con ạ”. Con lúc ấy chẳng hiểu gì. Nhưng rồi con cũng vỡ lẽ ra rằng đó là phòng mà chỉ những ai rủng rỉnh tiền thì mới được vào mà thôi. Còn như mẹ thì không được. Con căm nghét đồng tiền vì thế.
Con còn sợ đồng tiền nữa. Mẹ hiểu con không ? Con sợ nó vì sợ mất mẹ. Mẹ đã phải bốn lần đi cấp cứu rồi. Những người suy thận lâu có nguy cơ tử vong cao vì huyết áp dễ tăng, máu dồn vào dễ làm tắc ống khí quản và gây tắc thở. Mẹ thừa biết điều này. Nhiều người bạn mẹ quen trong “xóm chạy thận” đã phải chịu những cái kết bi thảm như thế. Nhiều đêm con bỗng choàng tỉnh dậy, mồ hôi đầm đìa mà lạnh toát sống lưng bởi vừa trải qua một cơn ác mộng tồi tệ …
Con sợ mẹ lại phải đi cấp cứu, và sợ nhỡ nhà mình không đủ tiền để nộp viện phí thì con sẽ mất đi người thân yêu nhất trong cuộc đời này. Mỗi buổi mẹ đi chạy thận là mỗi buổi cả bố và con đều phấp phỏng, bồn chồn, lo lắng. Mẹ về muộn là lòng con nóng như lửa đốt, còn bố thì cứ đi đi lại lại và luôn hỏi “bao giờ mẹ mày mới về?”. Với con cơ hội là 50/50, hoặc là mẹ chạy thận an toàn và về nhà, hoặc là …
Con lo sợ hơn khi đọc báo thấy bảo có người không đủ tiền trả phần ít ỏi chỉ là 5% bảo hiểm y tế, tiền thuốc men mà phải về quê “tự điều trị”. Với những bệnh nhân phải chạy thận, như thế đồng nghĩa là nhận bản án tử hình, không còn đường sống. Con bỗng hoảng sợ tự hỏi nếu không còn BHYT nữa thì sao? Và nếu ông mất thì sao? Chi tiêu hàng ngày nhà mình giờ đây phần nhiều trông chờ vào tiền lương hưu của ông, mà ông thì đã già quá rồi …
Mẹ ơi, tiền quan trọng đến thế nào với gia đình mình thì chắc mẹ hiểu rõ hơn con. Cứ nghĩ đến tiền là con lại nhớ đến những đêm bố mất ngủ đến rạc cả người, nhớ đến những vết chích ven sưng to như quả trứng gà của mẹ, nhớ đến cả thìa đường pha cốc nước nóng con mang cho mẹ để mẹ uống bồi bổ mỗi tối. Mẹ chắt chiu đến mức sữa ông thọ rẻ tiền mà cũng không mua để tự bồi dưỡng sức khỏe cho mình.
Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền nữa mẹ ạ. Con quý tiền và tôn trọng tiền bởi con luôn biết ơn những người hảo tâm đã giúp nhà mình. Từ những nhà sư tốt bụng mời mẹ đến chùa vào cuối tuần, những cô bác ở Hội chữ thập đỏ quyên góp tiền giúp mẹ và gia đình mình. Và cả những người bạn xung quanh con, dù chưa giúp gì được về vật chất, tiền bạc nhưng luôn quan tâm hỏi thăm sức khỏe của mẹ… Nhờ họ mà con cảm thấy ấm lòng hơn, vững tin hơn.

Con cảm thấy bất lực ghê gớm và rất cắn rứt lương tâm khi mẹ không đồng ý với các kế hoạch của con. Đã có lúc con đòi đi lao động, đi làm gia sư hay đi bán bánh mì “tam giác” như mấy anh sinh viên con quen để kiếm tiền giúp mẹ nhưng mẹ cứ gạt phăng đi. Mẹ cứ một mực “tống” con đến trường và bảo mẹ chỉ cần con học giỏi thôi, con giỏi thì mẹ sẽ khỏe.
Vâng, con xin nghe lời mẹ. Con vẫn đến trường. Con sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ và bố vui lòng. Nhưng mẹ hãy để con giúp mẹ, con đã nghĩ kĩ rồi, không làm gì thêm được thì con sẽ nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền. Không bán bánh mì được thì con sẽ ăn cơm với muối vừng. Mẹ đừng lo mẹ ạ, mẹ hãy an tâm chạy chữa và chăm sóc cho bản thân mình. Hãy để con được chia sẻ sự túng thiếu tiền bạc cùng bố mẹ. Vậy con khẩn thiết xin mẹ đừng cằn nhằn la mắng con khi con nhịn ăn sáng. Mẹ đừng cấm đoán con khi con đi lấy chầy, cối để giã lạc vừng. Dù con đã sút 8 cân so với năm ngoái nhưng con tin rằng với sự thấu hiểu lẫn nhau giữa những người trong gia đình thì nhà ta vẫn có thể sống yên ổn để đồng tiền không thể đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa.
Đứa con ngốc nghếch của mẹ
Nguyễn Trung Hiếu


VU LAN BUỒN

Ngày lễ vu lan qua đi,mình đã không làm được gì cho mẹ,vẫn như mọi ngày, công việc luôn bận rộn .mình muốn thể hiện cái gì đó nó cụ thể ,nó thực tế cho mẹ hơn.chưa một lần con nói với mẹ rằng :con yêu mẹ nhiều lắm!


Vẫn biết mẹ chẳng cần nghe nói thế,mẹ chỉ cần các con mẹ mạnh khỏe,làm ăn bình thường,hòa đồng với xã hội.các cháu mẹ ngoan ngoãn,học giỏi là mẹ vui rồi.vậy mà những điều đơn giản này cũng khó lắm sao, .

Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2012

TÔI ĐI BIỂU TÌNH


12/6/2011
Phẫn nộ vì trung quốc tiếp tục gây hấn,mình chỉ là một công dân bình thường .một hạt cát quá bé,chả là cái đinh gỉ gì so với thế giới này.
Thế nhưng lương tâm mình tự hỏi,tại sao và tại sao.đất nhà mình nó đến ăn cướp ,nó bảo là của nó.ngư dân đang đánh cá nó bắt nó đuổi,nó tịch thu,nó phạt tiền ,nó giam tận nhà tù của nó.những người ngư dân đã nghèo khổ lại càng nghèo khổ,vay hàng vài trăm triệu đóng tàu đi biển,thế mà nó tịch thu,vợ và các con ở nhà trông đợi những chuyến ra khơi,mang đầy tôm cá.sao lại phải chịu cảnh nước mắt ngắn dài,ngóng chồng con,bên bờ biển.nợ chồng lên nợ,cuộc sống nghèo khổ cơ cực vẫn bám lấy những ngư dân ven biển.sách vở của con ở ngoài đó,cơm của vợ con ở ngoài đó.vậy mà chúng cấm ,chúng bắt,chúng tịch thu.
Tại sao mình lại bức xúc ư?họ chỉ là những người chả quen chả biết....

.
Không ! sự việc không phải là chuyện nhỏ,nếu ngư dân sợ tq mà không dám ra biển,nếu ngư dân sợ tq mà chỉ loanh quanh ven bờ.vậy thì tôm cá đâu cho chúng ta ăn? họ sẽ sống bằng gì .bỏ hết quê lên thành phố ư?bỏ hết biển để vào trong ư? Chuyện không phải là nhỏ,mỗi ngư dân là một chiến sĩ biên phòng,mỗi ngư dân là một lính hải quân .là tai mắt của tổ quốc.là những trinh sát biển cừ khôi,chính vì vậy phải bảo vệ ngư dân,phải gây sức ép với tq không được gây hấn,không được bắn giết ngư dân việt nam.không được cản trở hoạt động của ngư dân trên chính biển đảo của mình.không được xâm phạm lãnh thổ và biển đảo của việt nam.phải trả lại những hòn đảo đã ăn cướp của việt nam.
Chủ tịch nước NMT đã nói chủ quyền là bất biến Như tôi đã phát biểu trước Quốc hội chiều nay, vấn đề chủ quyền biển đảo với bất cứ quốc gia nào cũng thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Nước to, nhỏ cũng đều có nhận thức như vậy.
Thủ tướng NTD đã nói: đề nghị các cấp, ngành và địa phương tiếp tục khẳng định mạnh mẽ và thể hiện ý chí quyết tâm cao nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển và hải đảo của Tổ quốc.
Còn mình chả biết nói ở đâu thì đi biểu tình,ủng hộ chính phủ,ủng hộ ngư dân việt nam.
17/7/2011
Cái ngày đáng nhớ,không bao giờ quên được,một kỷ niệm đẹp trong cuộc đời,một niềm vui hay là nỗi buồn đều đúng cả.cũng như những lần đi biểu tình trước - 12/6 và 3/7 .rất đông người tham gia ,hầu hết là các giáo sư ,tiến sĩ.những nhân sĩ trí thức.các nhà văn nhà báo ,sinh viên,những cựu chiến binh.những người yêu nước.tất cả đều nồng cháy sự hận kẻ xâm lược.kẻ bất lương, lời nói không đi đôi với hành động của tq.16 chữ vàng và bốn tốt do đặng tiểu bình đẻ ra ,chỉ là thứ mị dân.ai cũng biết,chính phủ cũng biết.thế nhưng ngậm bồ hòn làm ngọt.vì chúng mạnh quá,việt nam không thể thắng nổi nếu xảy ra chiến sự
Cần có một trái tim nóng và một cái đầu lạnh,như vậy là khôn ngoan,nếu bị chọc tức mà nổ súng trước thì thôi rồi..mà có khi chúng nổ trước rồi lại vu cho mình ấy chứ.tq là vậy,thâm nho thối tha.
Cái ngày 17 đáng nhớ trong cuộc đời vì :chính phủ đã cho công an ra dẹp biểu tình,sau chuyến đi của thứ trưởng ngoại giao hồ xuân sơn.tq bảo rằng cần phải định hướng dư luận.vậy định hướng là thế này đây.công an ,cảnh sát cơ động,dân phòng.đông như kiến cỏ,đông hơn cả người biểu tình.các loại xe đặc dụng chờ sẵn.
Những khuôn mặt của những người yêu nước ,căm giận tq.vẫn vui vẻ ,chẳng hề hẹn nhau ,mình cũng vậy,đâu có quen ai đâu.vậy mà cùng cười cùng hô,cùng đả đảo.
Lần này vừa mới biểu tình được 10p thì các lực lượng an ninh bắt đầu loa loa inh ỏi,họ đọc đủ thứ.họ dồn ép những người biểu tình,họ lôi kéo du đẩy lên xe,nhằm bắt những người biểu tình ra khỏi khu vực này.có một số người bị chúng đánh ,có một số bị bức lên xe thô bạo.mình bị lôi lên chuyến xe đầu tiên .trên xe đã có một số người bị bắt lên .mình tức quá hét lên vào mặt mấy thằng cảnh sát cơ động:tại sao ?tại sao ?tại sao?biểu tình ôn hòa chống tq xâm lược mà bị bắt à?luật ở đâu ra vậy.chúng mày là người trung quốc à...mấy thằng cơ động cứ im thin thít..chẳng nói gì cả.nhìn khuôn mặt của chúng cũng thấy tội tội....một số người khác thì rao giảng chính nghĩa cho bọn chúng nghe.Mình chưa thể bình tĩnh để mà nhẹ nhàng: tôi hỏi các anh ,các anh có thấy xấu hổ không khi về nhà vợ con hỏi hôm nay các anh đã làm gì?các anh khoe chiến thắng à ....những khuôn mặt vẫn im thin thít bất động.tôi biết các anh vì miếng cơm manh áo.vì cuộc sống,nhưng tôi thà đi làm xe ôm làm cửu vạn kiếm ăn còn hơn đi làm cái công việc xấu hổ này.
Vẫn im thin thít .......mình bức xúc quá lại tiếp:rồi các anh sẽ phải tự vấn lương tâm mình....hay là các anh không có lương tâm....im thin thít


Lúc này mọi người trên xe vẫn bức xúc,thế rồi bắt đầu hô to: đả đảo tq.ủng hộ ngư dân việt nam.giặc đến nhà đàn bà cũng đánh,đứa nào không hô đứa ý là chó....mẹ ý chửi bon cscđ như chửi chó.mình ngại quá,hết cả văn minh.toàn những nhân sĩ trí thức và sinh viên ,vậy mà mẹ ý vung cả băng vệ sinh nữa.nhưng thông cảm vì đàn bà mà lị
Thế mà hay ,công an cho cả chuyến xe đi biểu tình khắp ,khỏi phải đi bộ.bà con hai bên đường cứ gọi là trố mắt,tưởng có đoàn văn công nào đi vậy.đi từ đại sứ quán tung của,đến từ liêm ,cũng xa.gớm cho anh em đi tận nơi thâm sơn cùng cốc này thế à.xuống đến đồn công an .cả đoàn vẫn hô ,mà còn hô to hơn.vui như hội bởi vì yêu nước đâu có tội,nếu có bắt thì cũng phải thả thôi.xe này chở khoảng 20 người bị bắt.nhìn cũng quen vì những cuộc biểu tình trước cũng có mặt.hỏi thăm,bắt tay nhau ,xin số đt của nhau.và truy vấn công an.tại sao lại bắt,các anh có biết tq đang làm gì không?
họ bảo có đảng nhà nước lo.
Vậy khi tq đến tận hà nội cứ bảo đã có nhà nc lo đi,chúng tôi càng khỏe,nhà nc lo tại sao lương càng tăng ,cuộc sống càng khó khăn.khi pháp.mỹ đánh việt nam thì ai là người lo,bao nhiêu liệt sĩ hy sinh ở biển đảo vì đâu.
Rất nhiều rất nhiều chất vấn mình có viết thì đến mai mất..../
Một lúc sau có thêm 2 chuyến xe chở người bị bắt về đồn nữa.tổng cộng ở đây là 46 người
do một giáo sư đứng ra bảo.bởi vì sợ họ sẽ giữ riêng một ai đó.vào bao nhiêu phải ra bấy nhiêu.
Công an bắt đầu làm việc,một số được dồn vào các phòng.một số được gọi riêng ra/trong đó có mình.
Một người có vẻ lớn tuổi hơn mình tý gọi mình ra khỏi chỗ anh em đang ngồi.mình bảo
--Tôi à
-Vâng anh đấy












-Đi đâu anh.mà anh là ai (vì anh ta mặc thường phục,không có phù hiệu gì cả)
-Tôi là an ninh ở PA(mình chả nhớ PA gì)
-Vậy cho tôi xem thẻ,tôi cũng phải biết được làm việc với ai

Anh ta đưa thẻ cho mình xem-sau đó chả nhớ rõ nữa,đại khái đó là viên an ninh chìm thuộc PA ??.cấp đại úy.tên là khỉ gì chả nhớ.anh ta quê phúc thọ,
Anh ta lấy giấy bút ra làm biên bản
Mình nói trước luôn:
-Anh chỉ ghi những gì tôi nói thôi đấy-nếu không dúng là tôi không ký
Anh ta bắt đầu vào câu chuyện
-Tại sao anh được mời về đây?
-Không phải mời mà là bắt ,
-Không phải vậy theo tôi hiểu ,họ chỉ mời thôi
-Mời à anh ,tôi nói để anh hiểu hơn,có người còn bị đánh
-Tại sao anh đi biểu tình,anh đi theo tổ chức nào?
Vì bức xúc với cách hành xử của tq với ngư dân việt nam,với các tàu thăm dò dầu khí của việt nam.cậy mạnh hiếp yếu,hành xử tiểu nhân.nói một đằng làm một nẻo.xâm chiếm biển đảo việt nam...bắn giết ngư dân việt nam...ui cha cha ...mình nói một thôi một hồi vì kiến thức nhiều lắm.giống như được giảng bài vậy
Anh ta bảo –tôi cũng bức xúc lắm chứ,nhưng không phải theo cách của các anh,các anh có thể yêu nước nhiều cách .quyên góp ủng hộ
Tôi cũng đã ủng hộ-anh có biết phong trào góp đá xây trường sa?do báo nhà nước tổ chức.anh có biết trương trình in áo phông ủng hộ ngư dân quảng ngãi?
Anh ủng hộ bao nhiêu?
Tôi ủng hộ mỗi chỗ 50 ngàn
Anh làm gì
Tôi làm nội thất
Vậy cuộc sống cũng khá giả?
Không !làm kinh doanh nghề này tạm đủ sống
Vậy sao anh không lo làm ăn,mà lại lãng phí thời gian đi bt
Tôi thu xếp cv đc,và không thể ngồi nhà khi bức xúc.mà tôi yêu cầu anh hỏi những vấn đề liên quan thôi,những câu này không liên quan gì đến hôm nay
Anh đi thế này được bao nhiêu tiền?
..thằng này ngu- mình nghĩ nhưng trả lời:tôi không cần tiền kiểu này,có trả mấy triệu một ngày tôi cũng không đi ,chúng tôi hoàn toàn trong sáng.
-Tại sao anh mặc áo này(chả là mặcáo cờ đỏ sao vàng,câu này nó ngu nữa )
-Mặc áo này cấm à-mình hỏi lại
-anh mua áo này ở đâu?
...Lại ngu tiếp...nhưng mình lại hỏi lại:
Nhiều chỗ bán lắm,Anh muốn mua bao nhiêu cái
mà câu hỏi này không liên quan đến hôm nay,đề nghị anh làm việc nhanh cho
Anh ta bị lỡm mấy lượt nên bảo mìnhđại ý là:
Chúng tôi có nguyên tắc làm việc của mình,cho nên tôi mong anh hợp tác để buổi làm việc hiệu quả,những câu tôi hỏi đều có mục đích cả,nghe anh nói tôi hiểu anh là một người hiểu biết,vậy hãy coi đây là chuyện ngoài lề .không ghi trong biên bản.tôi nhiều tuổi hơn anh,(chả là anh ta xem CMT mà lỵ)vậy ta nói chuyện thẳng thắn nhé.
- Vâng,rất sẵn sàng
Anh thấy đi thế này thế nào?
..anh ta hỏi một câu nhiều nghĩa.không hỏi thẳng là đúng hay sai,lợi hay hại không nên hay nên.đã vậy mình trả lời cũng cong như thế
Tôi kể anh nghe câu chuyện về những ngư dân nhé!.anh có hay xem ti vi không,anh có thấy cảnh những người vợ lăn lóc bên bờ biển ,với những vành khăn trắng không?anh có thấy những xóm không chồng bên những vùng biển nghèo khó không?<....đoạn này thì mình nhớ chính xác vì nó đã ăn sâu vào lòng mình rồi...>anh có thấy hình ảnh của những ngư dân ngồi trên thuyền của mình ,ôm đầu trước những cái dùi cui của lính tq không?
Anh có biết biệt danh sói biển không? Đó là ngư dân mai phụng lưu,một con sói biển thực thụ.đã ba lần bị tq bắt,lại vay lại đi tiếp ,sạt nghiệp vì bị tịch thu cả ba lần,nợ lần chồng chất,nếu sói không đi thì ai dám đi mà không đi thì mất biển,là ngầm công nhận biển là của tq.một ngân hàng đã đầu tư cho sói biển vay tiền đóng tàu để bám biển,trong khi đó họ thiếu gì chỗ đầu tư hiệu quả...
Anh ta ngắt lời: nghe anh nói giống như anh ở một cái gì ,một tập thể .....
Mình hiểu câu nói không thẳng của anh ta-nói luôn
-Tôi chỉ có một mình,có lẽ cả cái huyện quốc oai này có mỗi mình tôi đi.
-Vậy tôi thấy anh mặc áo giống nhiều người
Tôi là một công dân tốt,tên tuổi địa chỉ anh đã có,anh có thể điều tra
Anh ta hỏi về gđ-anh có mấy con?
-Hai thằng anh ạ
- gd,khai tên con giả,công việc làm theo bố
-Thế anh đi con có biết không?
-Tôi không cho biết,vì không cần thiet.
-Rồi chúng nó cũng biết
-Không !tôi không muốn
-Nếu bây giờ bảo anh ra đảo đi chiến đấu anh có đi không?
-Tôi đi ngay,rất nhiều người muốn đi
...Anh ta vẫn ghi biên bản
Rất nhiều câu hỏi loanh quanh -hóa ra anh ta không ngu đâu-vớ vẩn là mắc vào cái bấy ngay ấy chứ,nhưng cây ngay chả sợ chết đứng.kể cả anh ta gởi hố sơ về xã cũng chẳng vấn đề gì
Thế này anh ạ,tôi cũng hiểu tình hình biển đông,cũng biết bức xúc,thế nhưng mọi việc đã có đảng và chính phủ lo....
Mình ngắt lời..vâng tôi biết đảng và chính phủ đã nỗ lực rất nhiều.sống bên cạnh một nước lớn,cho nên phải hiểu thế của mình,chính phủ đã làm rất tốt trong thời gian vừa qua.thế nhưng chúng tôi cũng xuống đường để ủng hộ chính phủchủ tịch nước và thủ tướng đã nói rất rõ :làm tất cả để bảo vệ đất nước,chủ quyền là bất biến.
-Nhưng biểu tình cần phải xin phép
-tôi đã đọc hiến pháp của việt nam,không thấy có một dòng nào là cấm biểu tình.tôi chỉ làm cái gì luật không cấm,lần họp tới đây mong quốc hội ra luật biểu tình
Anh có đi bộ đội không?
Tôi đi năm 81
Rồi anh ta hỏi đơn vị ,ngành nghề khi tại ngũ cấp bậc.mình lại bảo-những câu hỏi không liên quan tôi không trả lời đâu
Anh ta nói-anh cũng đi bộ đội rồi anh hiểu,hơn nữa anh lại là cán bộ,tôi mong anh xuy nghĩ lại.hôm nay chúng ta kết thúc ở đây.
Mình đòi xem biên bản và đọc kỹ,phải công nhận anh ta ghi trọn vẹn ý của mình,chỉ là tóm tắt thôi,chứ không dài dòng như trên đây,mãi tận hôm nay mình mới biên tập lại cho tròn chữ,tròn câu.chứ ngay hôm ý nhờ làm sao hết.nhưng chắc chắn là tất cả các ý trên đây đều đúng vì nó ăn sâu vào kiến thức mình rồi.
Xong xuôi mình cầm biên bản đi kiếm máy pho to ,anh ta không cho,nhưng dứt khoát mình phải làm hai bản.tìm một lúc các phòng chả có .anh ta bảo phải mang lại đây.không phải cứ muốn là được-mình chả ngán-vậy thì tôi chụp bằng điện thoại vậy.
Công việc đến đây kết thúc.anh ta bảo anh ta là đồng hương,người ở phúc thọ,anh ta bắt tay và hẹn gặp lại.
Ừ mình nghĩ chắc chắn sẽ gặp lại,bởi mình sẽ lại đi bt khi tq còn gây hấn.lúc này ngoài sân đã đông lắm,mọi người xong trước mình,hóa ra chỉ có một số nổi hơn là bị đưa đi hỏi.còn lấy đâu ra công an mà hỏi riêng 46 người.c.a cũng chả dám hỏi những bác tiến sĩ ,bác giáo sư kia,họ đốp còn ác hơn mình ấy chứ.lúc này đã 11h30 mọi người bắt công an phải thuê xe trả về chỗ bị bắt...hí hí buồn cười qua đi mất,một thiếu tá tên là tuấn đồn trưởng, hứa sẽ tìm xe,anh ta từ lúc vào đến giờ khá tử tế.mọi người nói không có xe thì cứ ngồi đây,tận lúc có chứ dứt khoát không về.cái mẹ béo hô rõ to:quyết không về nếu không có xe.rồi mẹ ý cùng mấy người đi mua đủ thứ đồ ăn nhanh,..và nước uống... báo hại cả đồn công an phải ở đây cùng anh em,mọi khi họ đã ngồi bên bàn ăn cùng vợ con rồi.
Chỉ thương các giáo sư tiến sĩ,không khỏe như anh em bọn tôi.các bác ấy đi tìm đồn trưởng mãi mới thấy.nhưng cũng không có xe,thế là đành chụp ảnh kỷ niệm ở đồn công an,rồi mọi người đi bộ ra ngoài.một ý kiến nảy sinh:





Chúng ta đi biểu tình mà chưa được tron vẹn,vậy thì chúng ta biểu tình tiếp,đoạn này mới khoái....bà con ta người thì trố mắt,người thì hô theo,suốt chặng đường dài từ đồn ra tới bảo tàng hà nội,gần 1h trưa nắng quá đi mất,nhưng mà vui đáo để,-biểu tình kép- là cái tựa mà báo chí đặt cho.cuối cùng vì nắng quá ,tiến sĩ NXD bảo thôi chúng ta tạm nghỉ ở đây ,cuốc trường trinh còn dài,bây giờ chia tay thôi .mọi người bắt tay nhau như người nhà ,như người thân.ra đón xe buýt về thì lạ quá ,xe cứ đi tuột mà không dừng bến,khổ lây cả mấy người không biểu tình.hóa ra tối về đọc báo mới thấydo cấp trên được chỉ thị là :kệ mẹ chúng nó...cho chết nắng..hí hii.
Cuối cùng tất cả mạnh ai lấy vẫy taixi lượn về chỗ gửi xe.
Một ngày đáng nhớ trong cuộc đời

Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

NẾU CÒN ĐƯỢC BÊN MẸ - HÃY NÍU GIỮ THỜI GIAN

Rồi một ngày, mẹ mất. Tất cả những gì bạn chưa bao giờ làm, bây giờ trôi vụt qua trước mắt bạn như một tia sét. Chẳng có gì có thể thay thế được mẹ. Dù có những khi mẹ chẳng phải là người bạn tốt nhất. Có khi mẹ bất đồng với bạn, nhưng mẹ vẫn là mẹ của bạn. Mẹ luôn ở bên cạnh, lắng nghe những nỗi buồn, những lo lắng của bạn.

Bạn hãy tự hỏi mình xem, bạn đã dành đủ thời gian cho mẹ chưa? Và liệu BẠN CÓ YÊU MẸ KHÔNG?

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

MẸ !

1-Mẹ của tôi - sống trong cơ hàn bao năm tháng ,74 tuổi rồi nhưng chưa biết nghỉ ngơi,hưởng thụ.chịu bao nhiêu cay đắng trong cuộc đời ,35 tuổi ,cái tuổi đang trào dâng những sức sống ,những dự định .đang mạnh mẽ khát khao trong hạnh phúc gia đình.một biến cố xảy ra quá lớn .Cha tôi đã ra đi vì bạo bệnh.ngày xưa ấy tôi đâu có biết nhiều .trẻ con mà ,làm sao mà cảm nhận được nỗi đau mẹ phải gánh chịu ngày ấy.vẫn ngồi im lặng lẽ trong góc giường .vào cái không gian nửa đêm về sáng đau thương đó.nếu như bây giờ thì tôi biết mình phải làm gì …đằng này cả lũ chúng tôi chỉ biết khóc ,khóc một cách vô thức (nó chưa thấm đau như cảm nhận bây giờ)khi mọi người đưa chúng tôi ra nơi để thi hài Cha tôi.cái nền vôi lạnh lẽo của khu trại chăn nuôi bỏ hoang đó…thật là tệ hại cái sự mê tín đó .người ta kiêng đưa người chết về Làng,Cha tôi
Mẹ khóc rất nhiều ,một lách bốn đứa con nhỏ dại chúng tôi,chỉ chậm chọe nhau chứ đâu đã biết giúp gì cho mẹ.Mẹ đau khổ vật vã trên những bãi cỏ ngoài khu trại chăn nuôi,mẹ tuyệt vọng lăn trên đường theo chiếc quan tài của cha tôi .đau thương đến tột cùng.đến thời gian sau này tôi mới càng cảm nhận được những nỗi đau mà mẹ cắn răng chịu đựng.thời buổi kinh tế khó khăn ,một mình mẹ với 4 miệng ăn.mẹ xoay quanh cùng sớm tối.vẫn thiếu trước hụt sau…….!
NHỮNG NGƯỜI CHỊ  RUỘT THỊT CỦA MẸ
Ôi mẹ của tôi…..đến bây giờ mẹ lại ở một mình …đó là nỗi niềm của con .là trăn trở của con đó mẹ ơi.con sẽ đón mẹ về ….trong lòng con luôn đau đáu nỗi niềm này.dù không nói nhưng con thật lòng muốn nói:con yêu mẹ rất nhiều