Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

TUYÊN NGÔN NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ (The Universal Declaration of Human Rights)



(Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua và công bố theo Nghị quyết số 217A (III) ngày 10/12/1948)

LỜI DẪN: Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (tiếng Anh: The Universal Declaration of Human Rights, UDHR) là tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948 tại Palais de Chaillot ở Paris, Pháp. Lâu đài Chaillot cũng là nơi lưu giữ VĂN BẢN gốc.

Văn bản được viết1948 bỡi các chính khách, nhà khoa học và ký giả yêu chuộng hòa bình và công lý, tự do bình đẳng và bác ái. Những tác giả tiêu biểu đại diện cho các nhóm năm trong Ủy ban soạn thảo là John Peters Humphrey (người Canada), René Cassin (người Pháp), P. C. Chang (người Trung Quốc), Charles Malik (người Liban), Eleanor Roosevelt (chủ tịch ủy ban soạn thảo, người Hoa Kỳ),...
Bà Eleanor Roosevelt, cựu đệ nhất phu nhân của Hoa Kỳ (vợ cố Tổng thống Franklin D. Roosevelt), được bầu làm chủ tịch Ủy ban dự thảo văn kiện.

Theo Giáo sư Paul Gordon Lauren (Canada), người cổ súy và nhà đấu tranh cho Nhân quyền hàng đầu thế giới, thì "thời điểm Ủy ban Nhân quyền đang dự thảo ngôn từ của Tuyên ngôn Nhân quyền, sự luân chuyển giữa phát triển và khủng hoảng quốc tế ngày càng trở nên trầm trọng:

• Liên bang Xô-viết áp đặt chính sách Tấm màn sắt đối với Đông Âu.
• Chiến tranh Lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên bang Xô-viết ngày càng lan rộng.
• Cuộc chạy đua vũ trang – các loại vũ khí nguyên tử hủy diệt hàng loạt – ngày càng gia tăng.
• Bức tường Berlin được dựng lên
• Bạo lực bùng nổ tại các nước thuộc địa nhằm vào những người kiên quyết đứng lên đòi quyền tự quyết.
• Lực lượng quân đội của Mao Trạch Đông đang thắng lợi ở Trung Quốc.
• Xung đột vũ trang tại Palestine xoay quanh vấn đề thành lập một nhà nước Ixaren độc lập bùng nổ.
• Các cuộc bạo loạn vì vấn đề chủng tộc bùng nổ ở một số nước (bao gồm cả Hoa Kỳ).
• Ấn Độ công khai phản đối Nam Phi vì các chính sách phân biệt chủng tộc tại nước này.
• Mọi người dân bắt đầu thách thức các chính phủ bằng cách công bố những vụ vi phạm về nhân quyền ra trước thế giới".

Vì thế sự ra đời của Tuyên ngôn Nhân quyền cũng gặp nhiều khó khăn. Lúc đó, người ta coi UDHR chỉ là “một khuyến nghị không mang tính ràng buộc về mặt pháp lý”.
Trải qua 65 năm (1948-2013) UDHR đã trở thành "văn bản gốc" làm nền tảng cho các Bộ luật và Công ước mang tính ràng buộc tất yếu cho các nước trên thế giới.
Bộ Luật Nhân quyền Quốc tế (1948)
Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (1966)
Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (1976)
... và Các văn kiện nhân quyền quốc tế và khu vực, như :
- Công ước châu Âu về Nhân quyền (1950);
- Công ước liên quan đến tình trạng của người tị nạn (1950);
- Công ước về quyền chính trị của phụ nữ (1952);
- Công ước về loại trừ các hình thức phân biệt chủng tộc (1965);
- Công ước về các quyền dân sự và chính trị (1966);
- Công ước về các quyền văn hóa, xã hội và kinh tế (1966);
- Công ước về nghiêm cấm và hình phạt tội phạm phân biệt chủng tộc (1973);
- Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (1967);
- Công ước về chống tra tấn, nhục hình, đối xử vô nhân đạo và hạ nhục con người (1984);
- Công ước quốc tế về quyền trẻ em (1989);
- Công ước về bảo vệ quyền của tất cả các công nhân nhập cư và các thành viên gia đình họ năm (1990).
- Công ước về quyền phát triển (1986);
- Công ước về các quyền và nhân phẩm con người (2007).
....

Điều trớ trêu là trong gần 30 nước chưa tham gia hoặc ký kết mà chưa thông qua Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, có... Trung Quốc (ký 05 tháng 10, 1998, nhưng chưa thông qua). Một nước lớn cùng với Việt Nam, Nga,.. vừa được bầu vào Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc hôm 12/11/2013.

Việt Nam (theo báo chí truyền thông) đang tự hào vì trúng cử HĐNQ LHQ với số phiếu cao nhất (184/192). Công dân Việt Nam không thể không biết Tuyên Ngôn Quốc tế về Nhân Quyền (UDHR) và các Công ước liên quan ! Từ nay, mọi người có thể mang theo tờ rơi về UDHR và các Công ước mà Việt Nam đã tham gia phân phát cho nhân dân mà không bị làm khó dễ 

UDHR đã từng được các Facebooker đăng tải lâu nay. Nhưng nhân dịp "chiến thắng ngoạn mục của Việt Nam trên trường quốc tế về Nhân quyền",Tôi xin đăng lại UDHR bằng tiếng Việt !

Xin chia sẻ với các bạn và biến nó thành hiện thực trên đất nước thân yêu của chúng ta !

Eleanor Roosevelt (người tham gia soạt thảo) cầm bản dịch tiếng Tây Ban Nha của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
Eleanor Roosevelt (người tham gia soạt thảo) cầm bản dịch tiếng Tây Ban Nha của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền


LỜINÓI ĐẦU

Với nhận thức rằng:
Việc thừa nhận phẩm giá vốncó, các quyền bình đẳng và không thể tách rời của mọi thành viên trong gia đìnhnhân loại là cơ sở cho tự do, công bằng và hoà bình trên thế giới;
Sự coi thường và xâm phạm các quyền con người đã dẫn đến những hành độngtàn bạo xúc phạm tới lương tâm nhân loại, và việc xây dựng một thế giới trongđó con người được tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, không còn phải chịu nỗi sợhãi và nghèo khổ cùng cực, được coi là khát vọng cao nhất của loài người,
Điều cốt yếu là quyền conngười cần phải được pháp luật bảo vệ để con người không buộc phải nổi dậy nhưlà một biện pháp cuối cùng nhằm chống lại sự độc tài và áp bức.

Việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc là rất cần thiết.
Các dân tộc thuộc Liên Hợp Quốc đã tái khẳng định trong Hiến chương niềmtin vào các quyền cơ bản của con người, vào nhân phẩm và giá trị của mỗi conngười, vào các quyền bình đẳng giữa nam và nữ, và đã bày tỏ quyết tâm thúc đẩysự tiến bộ xã hội cũng như xây dựng các điều kiện sống tốt hơn, với sự tự dorộng rãi hơn;
Các quốc gia thành viên đã cam kết, cùng với Liên Hợp Quốc, phấn đấuthúc đẩy sự tôn trọng và tuân thủ chung các quyền và tự do cơ bản của conngười;
Sự nhận thức thốngnhất về các quyền và tự do kể trên là yếu tố quan trọng nhất để thực hiện đầyđủ cam kết này.

Do đó, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc công bố,

Bản Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người này là thước đo chungcho tất cả các quốc gia và các dân tộc, và cho cả mọi cá nhân và tổ chức xãhội, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu của mình mà, trên cơ sở luôn ghi nhớbản Tuyên ngôn này, sẽ phấn đấu thúc đẩy sự tôn trọng các quyền và tự do cơ bảncủa con người thông qua truyền bá và giáo dục; cũng như thúc đẩy sự thừa nhậnvà tuân thủ chung và hữu hiệu các quyền đó không chỉ với người dân nước mình màvới cả các dân tộc ở các lãnh thổ thuộc quyền quản thác của nước mình, thôngqua các biện pháp tích cực, kể cả trong phạm vi quốc gia và quốc tế.

Điều 1.
Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền.Mọi người đều được tạo hoá ban cho lý trí và lương tâm, và cần phải đối xử vớinhau bằng tình anh em.

Điều 2.
Mọi người đều được hưởng tất cả các quyền và tự donêu trong bản Tuyên ngôn này mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào vềchủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quanđiểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hay cácđịa vị khác.
Ngoài ra, cũng không có bất cứ sự phân biệt nào với một người mà dựatrên địa vị chính trị, pháp lý hoặc quốc tế của quốc gia hoặc lãnh thổ mà ngườiđó xuất thân, dù đó là lãnh thổ độc lập, uỷ trị, quản thác, chưa được tự quảnhay đang phải chịu bất kỳ hạn chế nào khác về chủ quyền.

Điều 3.
Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân.

Điều 4.
Không ai bị bắt làm nô lệ hoặc bị cưỡng bức làm việc như nô lệ; mọi hìnhthức nô lệ và buôn bán nô lệ đều bị cấm.

Điều 5.
Không ai bị tra tấn hay bị đối xử, xử phạt một cách tàn bạo, vô nhân đạohoặc hạ thấp nhân phẩm.

Điều 6.
Mọi người đều có quyền được công nhận tư cách là con người trước phápluật ở mọi nơi.

Điều 7.
Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ mộtcách bình đẳng mà không có bất kỳ sự phân biệt nào. Mọi người đều có quyền đượcbảo vệ một cách bình đẳng chống lại bất kỳ sự phân biệt đối xử nào vi phạm bảnTuyên ngôn này, và chống lại bất kỳ sự kích động phân biệt đối xử nào như vậy.

Điều 8.
Mọi người đều có quyền được các toà án quốc gia cóthẩm quyền bảo vệ bằng các biện pháp hữu hiệu để chống lại những hành vi viphạm các quyền cơ bản của họ mà đã được hiến pháp hay luật pháp quy định.

Điều 9.
Không ai bị bắt, giam giữ hay lưu đày một cách tuỳ tiện.

Điều 10.
Mọi người đều bình đẳng về quyền được xét xử công bằng và công khai bởimột toà án độc lập và khách quan để xác định các quyền và nghĩa vụ của họ, cũngnhư về bất cứ sự buộc tội nào đối với họ.

Điều 11.
1. Mọi người, nếu bị cáo buôc về hình sự, đều có quyền được coi là vôtội cho đến khi được chứng minh là phạm tội theo pháp luật, tại một phiên toàxét xử công khai, nơi người đó được bảo đảm những điều kiện cần thiết để bàochữa cho mình.
2. Không ai bị cáo buộc là phạm tội vì bất cứ hành vi hoặc sự tắc trách nào mà không cấu thành một phạm tội hình sự theopháp luật quốc gia hay pháp luật quốc tế vào thời điểm thực hiện hành vi hay cósự tắc trách đó. Cũng không ai bị tuyên phạt nặng hơn mức hình phạt được quyđịnh vào thời điểm hành vi phạm tội được thực hiện.

Điều 12.
Không ai phải chịu sự can thiệp một cách tuỳ tiện vào cuộc sống riêngtư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hoặc uy tín cánhân. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp vàxâm phạm như vậy.

Điều 13.
1. Mọi người đều có quyền tự do đi lại và tự do cư trú trong phạm vilãnh thổ của quốc gia.
2. Mọi người đều có quyền rời khỏi bất kỳ nước nào, kể cả nước mình,cũng như có quyền trở về nước mình.

Điều 14.
1. Mọi người đều có quyền tìm kiếm và được lánh nạn ở nước khác khi bịngược đãi.
2. Quyền này không được áp dụng trong trường hợp đương sự bị truy tố về những tội phạm không mang tính chấtchính trị hay vì những hành vi đi ngược lại với những mục tiêu và nguyên tắccủa Liên Hợp Quốc.

Điều 15.
1. Mọi người đều có quyền có quốc tịch của một nước nào đó.
2. Không ai bị tước quốc tịch hoặc bị khước từ quyền được đổi quốc tịchmột cách tuỳ tiện.

Điều 16.
1. Nam và nữ khi đủ tuổi đều có quyền kết hôn và xây dựng gia đình màkhông có bất kỳ sự hạn chế nào về chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo. Nam và nữcó quyền bình đẳng trong việc kết hôn, trong thời gian chung sống và khi lyhôn.
2. Việc kết hôn chỉ được tiến hành với sự đồng ý hoàn toàn và tự nguyệncủa cặp vợ chồng tương lai.
3. Gia đình là tế bào tự nhiên và cơ bản của xã hội, được nhà nước và xãhội bảo vệ.

Điều 17.
1. Mọi người đều có quyền sở hữu tài sản của riêng mình hoặc tài sản sởhữu chung với người khác.
2. Không ai bị tước đoạt tài sản một cách tuỳ tiện.

Điều 18.
Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo, kể cả tựdo thay đổi tín ngưỡng hoặc tôn giáo của mình, và tự do bày tỏ tín ngưỡng haytôn giáo của mình bằng các hình thức như truyền giảng, thực hành, thờ cúng vàtuân thủ các nghi lễ, dưới hình thức cá nhân hay tập thể, tại nơi công cộnghoặc nơi riêng tư.

Điều 19.
Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến; kể cả tự do bảolưu quan điểm mà không bị can thiệp; cũng như tự do tìm kiếm, tiếp nhận vàtruyền bá các ý tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương tiện truyền thông nào,vàkhông có giới hạn về biên giới.

Điều 20.
1. Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hộimột cách hoà bình.
2. Không ai bị ép buộc phải tham gia vào bất cứ hiệp hội nào.

Điều 21.
1. Mọi người đều có quyền tham gia quản lý đất nước mình, một cách trựctiếp hoặc thông qua các đại diện mà họ được tự do lựa chọn.
2. Mọi người đều có quyền được tiếp cận các dịch vụ công cộng ở nướcmình một cách bình đẳng.
3. ý chí của nhân dân phải là cơ sở tạo nên quyền lực của chính quyền; ýchí đó phải được thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và chân thực, được tổchức theo nguyên tắc phổ thông đầuphiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín, hoặc bằng những thủ tục bầu cử tự do tươngtự.

Điều 22.
Với tư cách là một thành viên của xã hội, mọi người đều có quyền đượchưởng an sinh xã hội cũng như được hưởng các quyền kinh tế, xã hội, văn hoákhông thể thiếu để bảo đảm nhân phẩm và tự do phát triển về nhân cách;thông qua những nỗ lực quốc gia và sự hợp tác quốc tế; phù hợp với hệ thống tổchức và nguồn lực của mỗi quốc gia.

Điều 23.
1. Mọi người đều có quyền làm việc, quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp,được hưởng những điều kiện làm việc công bằng, thuận lợi và được bảo vệ chốnglại nạn thất nghiệp.
2. Mọi người đều có quyền đượctrả công ngang nhau cho những công việc như nhau mà không có bất kỳ sự phânbiệt đối xử nào.
3. Mọi người lao động đều có quyền được hưởng chế độ thù lao công bằngvà hợp lý nhằm bảo đảm sự tồn tại của bản thân và gia đình xứng đáng với nhânphẩm, và được trợ cấp khi cần thiết bằng các biện pháp bảo trợ xã hội.
4. Mọi người đều có quyền thành lập hoặc gia nhập công đoàn để bảo vệcác quyền lợi của mình.

Điều 24.
Mọi người đều có quyền nghỉ ngơi và thư giãn, kể cả quyền được giới hạnhợp lý số giờ làm việc và được hưởng những ngày nghỉ định kỳ có hưởng lương.

Điều 25.
1. Mọi người đều có quyền được hưởng một mức sống thích đáng, đủ để đảmbảo sức khoẻ và phúc lợi của bản thân và gia đình, về các khía cạnh ăn, mặc, ở,chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết, cũng như có quyền được bảo hiểmtrong trường hợp thất nghiệp, đau ốm,tàn phế, góa bụa, già nua hoặc thiếu phương tiện sinh sống do những hoàn cảnhkhách quan vượt quá khả năng đối phó của họ.
2.Các bà mẹ và trẻ em có quyền được hưởng sự chăm sóc và giúp đỡ đặcbiệt. Mọi trẻ em, dù sinh ra trong hay ngoài giá thú, đều phải được hưởng sựbảo trợ xã hội như nhau.

Điều 26.
1. Mọi người đều có quyền được học tập. Giáo dục phải miễn phí, ít nhấtlà ở các bậc tiểu học và trung học cơ sở. Giáo dục tiểu học phải là bắt buộc.Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề phải mang tính phổ thông và giáo dục đại học haycao hơn phải theo nguyên tắc công bằng cho bất cứ ai có khả năng.
2. Giáo dục phải nhằm giúp con người phát triển đầy đủ về nhân cách vàthúc đẩy sự tôn trọng với các quyền và tự do cơ bản của con người. Giáo dụccũng phải nhằm tăng cường sự hiểu biết, lòng khoan dung và tình hữu nghị giữatất cả các dân tộc, các nhóm chủng tộc hoặc tôn giáo, cũng như phải nhằm đẩymạnh các hoạt động của Liên Hợp Quốc về duy trì hoà bình.
3. Cha mẹ có quyền ưu tiên lựa chọn các hình thức giáo dục cho con cáihọ.

Điều 27.
1. Mọi người có quyền tự do tham gia vào đời sống văn hoá của cộng đồng,được thưởng thức nghệ thuật và chia sẻ những tiến bộ khoa học cũng như nhữnglợi ích xuất phát từ những tiến bộ khoa học.
2. Mọi người đều có quyền được bảo vệ các quyền lợi vật chất và tinhthần phát sinh từ bất kỳ sáng tạo khoa học, văn học hay nghệ thuật nào mà ngườiđó là tác giả.

Điều 28.
Mọi người đều có quyền được hưởng một trật tự xã hội và quốc tế mà trongđó các quyền và tự do cơ bản nêu trong bản Tuyên ngôn này có thể được thực hiệnmột cách đầy đủ.

Điều 29.
1. Mọi người đều có những nghĩa vụ đối với cộng đồng là nơi duy nhất màở đó nhân cách của bản thân họ có thể phát triển tự do và đầy đủ.
2. Khi hưởng thụ các quyền và tự do của mình, mọi người chỉ phải tuânthủ những hạn chế do luật định, nhằm mục đích bảo đảm sự công nhận và tôn trọngthích đáng đối với các quyền và tự do của người khác, cũng như nhằm đáp ứngnhững yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trongmột xã hội dân chủ.
3. Trong mọi trường hợp, việcthực hiện các quyền tự do này cũng không được trái với các mục tiêu và nguyêntắc của Liên Hợp Quốc.

Điều 30.
Không được diễn giải bất kỳ điều khoản nào trong bản Tuyên ngôn này theohướng ngầm ý cho phép bất kỳ quốc gia, nhóm người hoặc cá nhân nào được quyềntham gia vào bất cứ hoạt động hoặc thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm mục đíchphá hoại bất kỳ quyền hoặc tự do nào nêu trong bản Tuyên ngôn này.

LiênHiệp Quốc, ngày 10 tháng 12 năm 1948

Nguồn tham khảo:
- http://www.un.org/en/documents/udhr/index.shtml
- http://www.un.org/en/documents/udhr/hr_law.shtml
- http://en.wikipedia.org/wiki/Universal_Declaration_of_Human_Rights
Bảo đồ các nước tham gia "Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị"
Eleanor Roosevelt (người tham gia soạt thảo) cầm bản dịch tiếng Tây Ban Nha của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền